Lịch Sử Sinh Trắc Vân Tay
Sinh trắc vân tay (dermatoglyphics) là ngành khoa học nghiên cứu về tiềm năng não bộ con người thông qua hình dáng và mật độ đường vân tay.
Đã từ rất lâu người ta đã nhận thấy dấu vân tay của mỗi con người là độc hữu. Trước khi có những nghiên cứu khoa học bài bản, việc ‘điểm chỉ’ (in dấu vân tay) đã được xem như một chữ ký hợp lệ.
Đến thế kỷ XIX, người Châu Âu bắt đầu phát triển một ngành khoa học hoàn chỉnh để tìm hiểu sự khác biệt trong dấu vân tay để hỗ trợ cho ngành hành pháp. Henry Faulds (1843-1930) đã trình quan sát và giả thiết của mình về tính độc hữu của dấu vân tay trong báo cáo “On the Skin-Furrows of the Hand” (1880). Ngài William James Herschel (1883-1917) là người đầu tiên áp dụng dấu vân tay vào việc xác định nhân thân. Quan trọng nhất phải kể đến Francis Galton, cháu họ của C.Darwin, là người đầu tiên xác nhận tính duy nhất của các dấu vân tay và nhận ra sự khác biệt vân tay giữa những chủng tộc (Fingerprints, 1892).
Francis Galton
Nhưng, dấu vân tay được hình thành như thế nào và vì sao dấu vân tay của mỗi người đều khác nhau?
Trong quá trình tổng hợp dấu vân tay để hỗ trợ cho ngành hành pháp, các nhà khoa học đã chú ý đến sự tương quan trong dấu vân tay của một số người có cùng những hội chứng y khoa. Họ đã xác định rằng sự khác biệt đó mang yếu tố di truyền. Trong các tác phẩm “Dấu tay, bàn tay và bàn chân” (H.Cummins & C.Midlo, 1929), “Nghiên cứu về vân tay và hội chứng Down” (L.Penrose, 1945), “Sinh trắc vân tay và các chứng rối loạn y khoa” (Schaumann & Alter, 1976)… sự liên hệ giữa bộ gene và các dấu vân tay đã được khẳng định chắc chắn.
H.Faulds, người đã chứng minh dấu vân tay là độc hữu
Một câu hỏi khác lại phát sinh là tại sao những cặp song sinh cùng trứng tuy có bộ vân tay tương đối giống nhau nhưng vẫn có những khác biệt dễ phân biệt, và tại sao một chủng tộc hay một cộng đồng lại có cấu trúc vân tay khá đặc trưng?
Tiến sĩ Cummins đã chứng minh được vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện của cấu trúc não bộ, vào tuần thứ 13 – 19 của thai kỳ. Và do đó nó như một bản đồ ánh xạ vùng vỏ não của con người. Tiến sĩ Robert E. Gaensslen đã đi xa hơn để chỉ ra rằng, ngoài yếu tố di truyền, quá trình hình thành vân tay chịu ảnh hưởng của các nhân tố vi mô khác như lượng oxy được cung cấp, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô… Do đó, 10 dấu vân tay của một người không giống nhau, đặc biệt là ngón cái và ngón trỏ, những ngón chịu nhiều tác động của môi trường nhất. Và vì thế, vân tay của những cặp song sinh cùng trứng cũng có sự khác biệt do cả hai không chia sẻ cùng điều kiện phát triển trong bào thai.
H.Cummins, người mở ra ứng dụng sinh trắc vân tay vào phát triển bản thân
Chi tiết như sau:
• Năm 1684 : Nehemiah Grew :
- Tiến sĩ Nehemiah Grew (1641-1712) giới thiệu những nghiên cứu đầu tiên về dấu vân tay đến Hội Hoàng gia.
• Năm 1686: Marcello Malphigi :
- Tiến sĩ Marcello Malphigi (1628-1694) đưa ra luận thuyết về các 3 chủng vân tay: xoắn, móc, vòm trong dấu vân tay.
• Năm 1788 : J.C.Mayer :
- J.C.Mayer là người đầu tiên đưa ra thuyết cơ bản về phân tích vân tay và giả thuyết rằng Dấu vân tay là duy nhất.
• Năm 1823: Joannes Evangelista Purkinji :
- Tiến sĩ Joannes Evangelista Purkinji phát hiện ra rằng vân tay bắt đầu hình thành ở khoảng tuần thứ 13 của thai nhi trong bụng mẹ.
• Năm 1823: Dr. Pa Jinjie :
- Năm 1823 Lần đầu tiên được ghi lại bởi Dr. Pa Jinjie, người Czech. Bàn tay được bao phủ bởi 1 lớp các nếp nhăn tạo nên đường vân cụ thể. Mỗi bộ vân tay đều độc nhất và khác nhau. Vì vân tay là độc nhất và có tính di truyền, chúng ta có thể nhận dạng cá nhân (ID), nhận diện tính cách và tiềm năng của từng người.
• Năm 1880: Henry Faulds :
- Tiến sĩ Henry Faulds đưa ra lý luận số lượng vân tay TFRC, có thể dự đoán tương đối chính xác mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người. TFRC nói lên hệ thống gen mà con người được thừa kế trong đó có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của mỗi người theo gen di truyền.
• Năm 1892 : Francis Galton :
- Francis Galton (1822-1911) là cháu họ của Charles Darwin. Ông đã nghiên cứu về tầm quan trọng và tính ổn định của vân tay để nhận dạng cá nhân và xác định các biến thể di truyền của dâu vân tay giữa các chủng tộc khác nhau. Ông là người đầu tiên nói rằng vân tay là một bản vẽ thiết kế di truyền. Việc phân loại vân tay của ông là một bước tiến quan trọng. Ông đã đơn giản hoá việc phân loại vân tay và chia vân tay thành 3 loại cơ bản: Arch (không có tam giác delta), Loop (một điểm delta), và Whorl (hai điểm delta). Nghiên cứu của ông được coi là kinh điển trong lĩnh vực Dematoglyphics và làm dấy lên sự quan tâm tập trung của các nhà khoa học về nhân chủng học, động vật học, di truyền học và tội phạm học.
• Năm 1897 : Harris Hawthorne Wilder :
- Harris Hawthorne Wilder là người Mỹ đầu tiên học về Dermatoglyphics nghiên cứu các gò trên bàn tay và gọi chúng là 3 điểm bán kính A, B, C; đồng thời đưa ra các chỉ dẫn về các loại vân tay chính.
• Năm 1926: Harold Cummins :
- Tiến sĩ Harold Cummins được xem là “cha đẻ của Dermatoglyphics” đã đề xuất “Dermatoglyphics” (Sinh trắc học dấu vân tay) như là một thuật ngữ cho chuyên ngành nghiên cứu dấu vân tay tại Hiệp hội hình thái học của Mỹ. Từ đó, Dermatoglyphics chính thức trở thành một ngành nghiên cứu riêng biệt. Những khám phá trong cuộc đời hoạt động nghiên cứu cùng những kỹ thuật ông đã phát triển – còn gọi là “Phương pháp Cummins” – được công nhận như một công cụ quan trọng trong việc phát hiện tính di truyền và quan hệ của quá trình tiến hóa. Phương pháp này đã và đang được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán một số bệnh như tâm thần phân liệt hay thiểu năng trí tuệ. Ông đã xây dựng lý thuyết Dermatoglyphics và đưa ra lý luận chỉ số cường độ vân tay PI (Pattern Intensity) chính thức trở thành nền tảng chuyên môn.
• Năm 1930 : Hiệp hội SSPP :
- Hiệp hội nghiên cứu hình thái sinh lý học (viết tắt là SSPP: Society for the Study of Physiological Patterns) bắt đầu công trình nghiên cứu 5 chủng loại vân tay và những nét đặc trưng độc đáo của nó.
• Năm 1944 : Julius Spier Chirologist :
- Tiến sĩ tâm lý phân tích Julius Spier Chirologist xuất bản cuốn sách “Bàn tay của trẻ em”. Ông đã khám phá một số điểm đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tâm sinh lý, chẩn đoán sự mất cân bằng và các vấn đề trong khu vực này từ các mô hình của bàn tay. Ông đặt nhiều ý nghĩa về ảnh hưởng liên tục của gia đình và cuộc sống ban đầu của chúng ta đến sự phát triển cá nhân. Theo ông, lý do của phân tích bàn tay là một cách giải phóng con người khỏi những ảnh hưởng nhiễu từ xã hội và môi trường làm mờ đi năng lực bẩm sinh đích thực của cá nhân.
• Năm 1958 : Noel Jaquin :
- Noel Jaquin (1893-1974) đã nghiên cứu và phát hiện ra mỗi vân tay sẽ tương ứng với một chủng loại tính cách.
• Năm 1967 : Beryl Hutchinson :
- Beryl Hutchinson (1891-1981) nghiên cứu sinh lý học phát hiện ra rằng Dermatologlyphics có thể chỉ ra tiềm năng bẩm sinh của một người.
• Năm 1970 : Ứng dụng tại Liên Xô Cũ:
- Liên Xô thực hiện công trình nghiên cứu về tiềm năng con người, mối liên quan giữa tài năng, trí thông minh với sinh trắc vân tay và hệ gen của con người. Và sử dụng Sinh trắc vân tay trong việc lựa chọn thí sinh cho thế vận hội Olympic.
• Năm 1974: Beverly C. Jaegers :
- Beverly C. Jaegers cho thấy dấn vân tay có liên quan đến đặc trưng tâm lý của mỗi người.
• Năm 1976: Schaumann và Alter:
- Schaumann và Alter nghiên cứu các chỉ số trên vân tay của những người bệnh tim bẩm sinh, ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh tâm thần phân liệt… nghiên cứu được hướng vào nghiên cứu di truyền và chẩn đoán của các khuyết tật nhiễm sắc thể.
• Năm 1980: Ứng dụng tại Trung Quốc :
- Trung Quốc thực hiện công tác nghiên cứu về tiềm năng con người , trí thông minh và tài năng trong DERMATOGLYPHICS và quan điểm hệ gen của con người.
• Năm 1981: Roger-W.Sperry :
- Giáo sư Roger W.Sperry và đồng sự đã được vinh danh giải thưởng Nobel trong ngành Y sinh học vì những nghiên cứu về chức năng của não trái và não phải cũng như lý thuyết toàn não. Từ đây, những nghiên cứu về não bộ không ngừng phát triển. Những kết quả này đã được nhiều nhà khoa học sử dụng triệt để và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
• Năm 1985: Chen Yi Mou :
- Tiến sĩ Chen Yi Mou – Đại học Havard nghiên cứu Sinh trắc vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên áp dụng Sinh trắc dấu vân tay trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân tay.
• Năm 1986: Rita Levi – Stanley Cohen :
- Giải Nobel về sinh lý học đã được trao cho tiến sĩ Rita Levi-Montalcini và tiến sĩ Stanley Cohen cho phát hiện mối tương quan giữa NGF (yếu tố tang trưởng tế bào thần kinh não bộ) và EGF (yếu tố tăng trưởng tế bào biểu bì hình thành vân tay).
• Năm 2004: IBMBS :
- Trung tâm IBMBS – International Behavioral and Medical Biometrics Society (Trung tâm Sinh trắc học Xã hội và Hành vi ứng xử quốc tế) đã xuất bản hơn 7000 luận án về Sinh trắc vân tay. Ngày nay, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan áp dụng Sinh trắc vân tay đến các lĩnh vực giáo dục, hy vọng sẽ cải thiện chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập bằng cách xác định các phong cách học tập khác nhau.Các nhà nghiên cứu khẳng định độ chính xác của Sinh trắc vân tay rất cao, đó là khả năng dự báo từ các tính năng của tay…
• Năm 2010: ADRC :
- ADRC – Asian Dermatoglyphics Research Centre – Trung tâm Sinh trắc học dấu vân tay Châu Á được thành lập với mục đích dùng hệ thống máy vi tính hỗ trợ cho công nghệ thống kê, nghiên cứu chuyên sâu về vân tay.
Ngành Sinh trắc vân tay tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa là nhu cầu được hiểu rõ năng lực và thiên hướng của con cái mình để có hướng giáo dục tốt hơn nhằm giúp con có sự khởi đầu thuận lợi. Theo nhu cầu đó, ngành sinh trắc vân tay đã nở rộ tại Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây. Rất nhiều tổ chức và cá nhân đã tham gia vào lĩnh vực này.
Quý khách có nhu cầu Sinh trắc vân tay, thần số học để:
- Phát hiện tiềm năng bẩm sinh của mình
- Hỗ trợ định hướng giáo dục và nghề nghiệp
- Hiểu biết về tính cách và phong cách học tập
- Tăng cường mối quan hệ cá nhân
- Khám phá điểm mạnh và điểm yếu của chính mình
- Ứng dụng trong quản lý và phát triển nhân sự trong công ty:
Xin liên hệ Hotline Novamit : 0985.324.480